1. Thịt bò và thịt lợn không nên ăn cùng nhau
Thịt bò và thịt lợn không ăn cùng nhau – đây là câu nói đã có từ xa xưa. Từ góc độ của Đông y mà xét thì thịt lợn có tính axít lạnh, âm hàn còn thịt bò có tính ấm, bổ lá lách, ích khí. Hai thứ, một nóng một lạnh, về tính chất là mâu thuẫn nhau, do đó không thích hợp để ăn cùng.
2. Người bị viêm thận không nên ăn nhiều
Thịt bò là thực phẩm giàu protein, cho nên người bị viêm thận không nên ăn nhiều để giảm bớt gánh nặng cho thận. Nếu như ăn thịt bò khi dùng thuốc aminophylline, sẽ làm giảm hiệu quả trị bệnh của thuốc.
3. Không nên ăn quá lượng
Đông y cho rằng thịt bò có tác dụng bổ trung ích khí, tốt cho tỳ vị, tăng cường gân cốt, tiêu đờm. Thịt bò tốt cho người trung khí không đủ (trung khí trong Đông y chỉ khí trong dạ dày, có tác dụng tiêu hoá thức ăn và dinh dưỡng của cơ thể), hụt hơi, thể lực yếu, gân cốt bủn rủn, thiếu máu, mặt vàng, cơ thể gầy còm, chóng mặt, hoa mắt. Lượng thịt bò thích hợp cho mỗi bữa khoảng 80g. Theo các bác sĩ, nếu như thường xuyên sử dụng nhiều loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại tràng.
4. Trẻ em và người già nên hạn chế ăn
Trong thịt bò có nhiều cholesterol, nhiều mỡ cho nên người già, trẻ em và những người tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều.
5. Không nên uống cùng rượu trắng
Nếu như ăn thịt bò và uống rượu trắng cùng lúc sẽ khiến cho răng lợi dễ bị nhiễm trùng, bởi rượu trắng là đồ uống có tính nóng nên nếu như người hay bị nóng trong mà lại uống rượu khi ăn thịt bò thì giống như đổ dầu vào lửa, rất không tốt cho cơ thể.
6. Thịt bò không được nướng cháy
Thịt bò không được nướng, hun để tránh sản sinh ra chất gây ung thư như: nitrosamine và benzopyrene… có hại cho sức khỏe.
7. Cẩn thận bị trúng độc khi kết hợp với thực phẩm khác
Thịt bò kết hợp cùng đường đỏ sẽ dẫn đến trướng khí.
Thịt bò kết hợp cùng đồ muối (rau, dưa muối) sẽ dễ bị trúng độc.
Thịt bò kết hợp cùng cá nheo, ốc đồng sẽ có thể bị trúng độc.
Thịt bò kết hợp cùng đậu tương sẽ có thể làm tổn thương ngũ tạng.